Domestic Exchange

Domestic Exchange

DOMESTIC EXCHANGE PROGRAM CÙNG CHỊ TƯỜNG VÂN

Với cộng đồng sinh viên Việt Nam tại APU, chúng ta chắc không lạ gì câu chuyện “Tháng Sáu- Tháng Học Thuật” đã sắp đến, với nhiều hoạt động đăng ký seminar, exchange, cũng như các học bổng bự đang chờ được “săn đón”. Và thế là, để mang đến cho các bạn sinh viện những chuẩn bị tốt nhất trong cuộc chiến “học thuật” đầy thử thách tháng Sáu này, vào ngày 21/5/2018 vừa qua, VYSA APU đã tổ chức mang đến sự kiện GUIDANCE HỌC THUẬT 2018.

GUIDANCE HỌC THUẬT 2018 gồm ba phần chính:

  • Exchange
  • Học Bổng
  • Seminar

Với sự tham gia chia sẻ, cố vấn của dàn sempai đầy kinh nghiệm, đã và đang đạt được nhiều thành công trên con đường học tập tại APU. Mỗi khách mời mang cho mình một màu sắc riêng, đã đem câu chuyện học thuật cùng những lời khuyên vô cùng bổ ích của mình đến với GUIDANCE HỌC THUẬT 2018.

Những bạn đã bỏ lỡ Guidance cũng đừng lo lắng, vì chúng mình sẽ cập nhật những chia sẻ này đến các bạn. Hôm nay, VYSA APU xin gửi đến các bạn những kinh nghiệm vô cùng hữu ích của chị Tường Vân, Guest Speaker mục Domestic Exchange Program.

  • Guest Speaker: Nguyễn Tường Vân

  • Host school: Ritsumeikan University Biwako Campus

Q: Tại sao chị lại chọn Ritsumeikan University Biwako Campus làm điểm đến cho chương trình exchange của mình ạ?

Vì yêu thích lĩnh vực kinh tế và muốn được học hỏi ở một môi trường chuyên môn cao cũng như tăng cường khả năng tiếng Nhật, chị đã lựa chọn tham gia exchange program tại Ritsumeikan Shiga.

Q: Chia sẻ của chị về chương trình học thuật tại Shiga?

Sinh viên ở Shiga học hành rất chăm chỉ, luôn đến lớp đúng giờ và rất nghiêm túc. Các lớp tại Ritsumeikan Shiga có vẻ khó hơn, chuyên sâu hơn APU nhiều, vì vậy cần sự chuyên tâm rất lớn. Bên cạnh ngành kinh tế, trường còn có nhiều ngành khác như thể dục thể thao, y học, hay kiến trúc, nếu muốn chúng ta có thể thử sức học, nhưng credit từ những môn này sẽ không thể đổi về chỉ của APU được.

Q: Cuộc sống ở Shiga thế nào?

Đến Shiga rồi, chị mới biết nhịp sống ở Beppu vẫn sôi động hơn nhiều so với nơi đây. Cuộc sống ở đây khá tĩnh lặng, 6 giờ tối là đã hết bus rồi đấy. Cộng đồng sinh viên Việt Nam ở đây cũng khá ít, chủ yếu là học cao học bằng tiếng Anh hoặc Nhật, chứ không học song ngữ. Nhưng có một điểm khiến chị rất thích đó chính là các circle của Ritsumeikan Shiga hoạt động rất sôi nổi, vô cùng thú vị, Yoshakoi ở đây rất lớn và nổi tiếng, còn nhiều circle thú vị không kém như múa Ballet chẳng hạn.

Q: Cần chuẩn bị gì cho cuộc sống exchange tại Ritsumeikan Shiga?

Quan trọng nhất, trước khi đi, các bạn nên học kĩ tiếng Nhật, đặc biệt là Kanji để có cuộc sống exchange dễ dàng hơn. Vì ở đây rất ít môn tiếng anh, những môn tiếng Nhật thì đều có nhiều Kanji rất khó nhai. Lúc mới qua chị đã rất vất vả trong vấn đề học các môn bằng tiếng Nhật, suốt ngày lo học vì sợ rớt môn T T.

Tiếp đó, các bạn nên chuẩn bị một tinh thần cởi mở. Hãy làm quen với các bạn cùng đi exchange, vì đó có lẽ sẽ là những người bạn thân nhất trong thời gian ở trường host. Sau đó, hãy cố làm quen, làm thân với các bạn người Nhật trong circle, CLB,… vì các bạn người Nhật ở đây có khi sẽ giúp đỡ mình rất nhiều trong việc học đó.

Và một lời khuyên nữa của chị là, nếu các bạn không quá thích kinh tế thì nên chọn học ở Osaka hơn, vị trí thuận tiện đi lại hơn và cũng có nhiều ngành học hơn nữa.

Q: Theo chị, những tiêu chí phỏng vấn domestic exchange là gì?

Các em phải có lí do chính đáng cho lựa chọn của mình. Nên biết rõ mong muốn, mục đích và kế hoạch tương lai của bản thân. Thêm vào đó, tiếng Nhật các em phải hoàn thành ít nhất là Advanced Japanese.

Sau khi nghe những chia sẻ vô cùng thú vị của chị Tường Vân về chương trình Domestic Exchange Program, rất nhiều bạn sinh viên tham gia Guidance đã tỏ ra hứng thú hơn với chương trình học tập này, còn bạn thì sao?

P/s: Hãy cùng đón chờ những phần chia sẻ sắp tới trong GUIDANCE HỌC THUẬT 2018 của VYSA APU nhé. Bật mí là hôm sắp tới, bọn mình sẽ cho các bạn thỏa sức bất ngờ với những chia sẻ thú vị từ một ứng viên Exchange của Singapore Management University đấy.

Comments