Chia sẻ về Exchange Program tại APU cùng Tiến Tài

Tiến Tài _ Exchange

Chia sẻ về Exchange Program tại APU

Bài viết được ghi lại bởi chia sẻ của bạn Phùng Tiến Tài. Có chỉnh sửa, và thêm thông tin.

enter image description here
Xin chào tất cả các bạn. Mình tên là Phùng Tiến Tài. Hiện tại, mình đang là sinh viên năm 2, kì 2, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế và kì sắp tới mình sẽ lên đường đi exchange tại trường Đại học Hong Kong, ngành Politics and Public Administration. Chắc hẳn exchange là một đề tài mà nhiều người quan tâm, và cũng rất nhiều bạn cho rằng quá trình apply exchange ở APU là một câu chuyện “may rủi” bởi rất nhiều yếu tố. Hi vọng rằng bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ và giúp bạn đạt được nguyện vọng và mục tiêu của mình với ít “rủi ro” nhất.

1. Xác định mục tiêu

Chắc hẳn điều này có thể áp dụng vào bất cứ đâu, trước khi bạn làm gì hay ứng tuyển vào đâu, điều quan trọng nhất là bạn cần xác định mục đích bạn apply là gì, việc bạn vào đơn vị/tổ chức đó có lợi ích gì cho bạn và nó sẽ giúp bạn phát triển trong tương lai như thế nào. Việc apply exchange cũng như vậy. Exchange ở đây có nghĩa là bạn sẽ dành 1 kì, hoặc một năm ở một institution, university khác ngoài APU. Cơ hội được “đổi gió”, có trải nghiệm mới, ai chả thích nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Mặc dù đi exchange tiền học của bạn không thay đổi, nhưng sinh hoạt phí chắc chắn sẽ thay đổi đáng kể. Còn chưa kể đi exchange khả năng visa học sinh cho phép bạn đi làm thêm là rất ít, cộng thêm rất nhiều chi phí phụ phải đóng cho APU trước khi sang (bảo hiểm, v.v). Có thể nói rằng, việc đi exchange được coi như là một sự investment khá lớn, vậy hãy xác định rõ liệu quyết định đi exchange có đáng không, trường có nhiều exchange offers. Nhưng bên cạnh đó bạn phải định hình rõ điều gì mà APU không offer được và bạn expect bản thân sẽ học được gì sau khi tham gia chương trình này. Tin mình đi, việc xác định rõ mục tiêu sẽ không chỉ giúp bạn có hướng đi đúng, invest đúng, mà còn giúp cho việc apply exchange của bạn trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

2. Lựa chọn trường, ngành học và môn học

Sau khi xác định rõ exchange là lựa chọn đúng cho bản thân, hãy bắt tay vào việc chọn trường, ngành học và môn học mà trường offer dựa vào mục đích apply exchange đã được đề ra ban đầu. Bước này thì quá là hiển nhiên rồi, tuy nhiên mình cũng có một số lưu ý như sau. Danh sách các trường có thể đăng kí sẽ được APY cập nhật trước khi bạn có dự định đăng kí tầm 2 tuần trên Campus Terminal, nhưng nếu bạn nào sốt sắng có thể lên Academic Office phần Student Exchange, ở đó có list trường từ những đợt trước và thường list này không thay đổi nên bạn có thể vào tham khảo trước. Khi tìm trường thì đừng ngần ngại vào hẳn page riêng của trường và hãy lưu ý tới mục Courses that exchange schools offer, hay là những môn học có trong các chương trình trao đổi. Ngoài ra hãy chú ý xem trường mà bạn muốn đăng kí có offer courses in both APM or APS, hay chỉ 1 trong 2, và trường exchange điểm mạnh thiên về APM hay APS. Đừng rơi vào trường hợp bạn APM nhưng lại đi trao đổi ở trường thiên về APS, và các thầy cô có thể thẳng tay loại bạn chỉ vì lí do này đó!

3. Application Form và cách viết essay ấn tượng

Ở phần này mình sẽ giới thiệu sơ qua về hồ sơ apply exchange của APU.

  • Vòng 1 là điền application form và viết luận. APU cho phép bạn apply đến tận 5 trường đại học maximum và bạn sẽ sắp xếp chúng theo thứ tự từ trường mình có nguyện vọng nhiều nhất. Và với mỗi trường bạn apply bạn cũng sẽ phải thêm vào danh sách môn học bạn dự định take, maximum 10 môn. Về luận, mỗi năm trường có một số thay đổi nhất định nhưng như năm của mình là có 4 bài, và sẽ có 1 bài là lý do bạn chọn trường đại học này. Điều đó dẫn đến hệ quả là, nếu bạn chọn 5 trường thì bạn sẽ phải viết luận bài lý do chọn trường đến 5 lần.
  • Sau vòng 1 thì sẽ tiếp tới vòng 2 là vòng phỏng vấn. Bắt đầu từ kì mà mình app, vòng interview sẽ không còn là bắt buộc nữa. Nếu APU xét hồ sơ bạn thấy đạt yêu cầu, số lượng người apply trùng hoặc ít hơn số lượng người trường exchange offers thì bạn sẽ được accepted luôn. Còn lại sau khi xét hồ sơ thì APU sẽ yêu cầu bạn và các candidates khác tiến tới vòng phỏng vấn, và sau vòng này APU sẽ quyết định ai đỗ và ai trượt
    Ai mà chẳng muốn viết đơn một lần và đỗ luôn đúng không, vậy làm thế nào để có thể ăn chắc ngay từ vòng viết đơn? Câu trả lời chính là nằm trong mục tiêu và dự định mà bạn đã đề ra từ những bước đầu tiên. APU không hề hỏi khó, mà quanh đi quẩn lại vẫn chỉ có những câu hỏi như lí do bạn apply exchange/trường này, bạn expect sẽ học được gì và áp dụng nó vào tương lai như thế nào, v.v. Link tất cả mọi thứ từ những thông tin, courses, thế mạnh của trường exchange mà bạn tìm hiểu được với những gì mà bạn đang học ở APU, cũng như là trong tương lai. Ví dụ như trong bài viết của mình, mình chia sẽ rằng hiện tại các khóa học của APU dạy mình rất nhiều mảng kiến thức cơ bản liên quan tới IR như theories, politics in economy, globalization and regionalism,… tuy nhiên HKU- là một trường nghiên cứu nổi tiếng sẽ tạo nền tảng chuyên sâu tới từng mảng kiến thức hơn. Đừng ngần ngại đưa ra những luận điểm và dẫn chứng từ chính bản thân mình, vì điều đó cho thấy exchange thực sự là cần thiết đối với tương lai bạn. Một lưu ý nho nhỏ là, vì số từ có hạn, nên hãy tránh viết bay bổng lan man nhất có thể, hãy đi vào vấn đề luôn, sắp xếp luận điểm một cách logic và khoa học để bạn có thể thuyết phục trường cho bạn 1 slot một cách thuyết phục nhất.

4. Interview

Có thể nói đây là giai đoạn mà tại sao nhiều người chia sẻ rất là “may rủi”. Như mình có chia sẻ ở trên, thì sau vòng đơn, trường sẽ xét bạn vào 3 mặt:

  • 1 là trượt
  • 2 là vào vòng phỏng vấn
  • 3 là đỗ luôn

Nếu thiên thời địa lợi nhân hòa đúng giờ các cụ bảo là giờ hoàng đạo. Bạn cho thấy được rõ mục tiêu và sự tìm hiểu kĩ lưỡng, cộng với số lượng người đăng kí trùng và ít hơn số lượng trường đặt ra, thì bạn sẽ thuộc vào diện 3. Trường hợp này cũng không phải là hiếm, những đối với những bạn nộp đơn trường hơi “khoai” tí thì hãy chuẩn bị tinh thần vào vòng phỏng vấn.

Bật mí cho các bạn rằng mục tiêu của các thầy cô giáo là đưa được số lượng người đi exchange càng nhiều càng tốt, chính vì thế buổi interview nó giống như một buổi thương lượng hơn.

Ví dụ như trong trường hợp của mình, trường có 2 vị trí trống (2 người nộp 1 năm, 4 người nộp 1 kì), nhưng có những 4 người apply và 3 trong 4 đều apply 1 năm cả, mỗi mình là apply 1 kì. Câu hỏi đầu tiên sẽ luôn là, những bạn apply 1 năm liệu có thể rút ngắn đi 1 kì để tất cả đều được đi không. Tất nhiên, nếu bạn may, tất cả mọi người đều đồng ý thì cuộc phỏng vấn đến đây là kết thúc. Nhưng với trường hợp của mình thì đời không như mơ, cả 3 đều rất cứng đầu và các thầy cô bắt đầu buổi phỏng vấn. Phòng của mình được nhận xét là khá căng thẳng, vì cả 4 đều có profile đẹp, điểm cao, hoạt động ngoại khóa năng nổ, bài luận đều chất lượng. Các thầy cô bắt đầu hỏi từng người và các câu hỏi đều liên quan tới bài luận mà bạn viết. Ngoài về trường ra thì các thầy cô cũng sẽ hỏi về đất nước bạn apply nữa. Mỗi người có cách trả lời riêng, nhưng theo mình, hãy cố gắng link các câu trả lời tới mục tiêu của mình. Mình đã trả lời rằng, ngoài sự hiện đại và phát triển, việc mình chọn Hong Kong học Chính trị rất thú vị vì Hong Kong là một đặc khu hành chính của Trung Quốc, dù lãnh đạo được cử tới từ Trung Quốc nhưng vẫn vươn lên phát triển thành nền kinh tế bậc nhất.

Ngoài hỏi về nguyện vọng 1, các thầy cô cũng sẽ hỏi đến các nguyện vọng sau của các bạn nữa. Các thầy cô hỏi nhằm mục đích nếu mình thể hiện không đủ thì các thầy cô sẽ xếp mình xuống những trường đó. Ai cũng muốn đỗ nguyện vọng 1 của mình, nên điều quan trọng nhất trong buổi phóng vấn vẫn là nhấn mạnh được mục tiêu và dự định của mình với trường exchange cho các thầy cô giáo. Điều đó cho thấy rằng bạn đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, và các thầy cô khó mà loại bạn được.

5. Kết luận:

Mình mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ có một cái nhìn toàn thể về cả quá trình apply exchange ở APU. Về cơ bản thì apply exchange khá nhẹ nhàng và dễ thở, cũng không cạnh tranh và khốc liệt như các bạn apply sang 1 trường đại học khác. Tuy vậy, mình tin không có cái gì xứng đáng nếu đạt được dễ dàng, và apply exchange cũng vậy. Độ “may rủi” ở đây chỉ quyết định việc bạn đi exchange vào trường mong muốn dễ dàng như việc không phải phỏng vấn hay khó khăn trúc trắc hơn như việc phải phỏng vấn và cạnh tranh với các bạn khác, còn nếu bạn không cố gắng thì bạn cũng sẽ bị loại ở vòng viết đơn thôi! Và cũng vì “may rủi” nên nếu không may, dù cố gắng, bạn vẫn không đi exchange ở trường mình mong muốn thì cũng đừng buồn, vì mình tin rằng một đi mình đã có mục tiêu rõ ràng thì đi exchange, ở APU hay ở bất cứ nơi đâu bạn cũng sẽ đạt được. Hãy cố gắng hết sức, và mình chúc tất cả các bạn may mắn với chương trình exchange này <3

Một số câu hỏi thường gặp:

  1. IELTS, GPA hay hoạt động ngoại khóa có cần phải “khủng” khi apply exchange không?

Tất nhiên, IELTS và GPA cao sẽ giúp bạn nổi bật hơn và có điểm cộng khi các thầy cô giáo đưa ra quyết định. Tuy nhiên, cái chính ở đây là việc bạn có thích hợp với ngôi trường exchange mà bạn chọn hay không, bởi vậy mình nghĩ điều quan trọng nhất vẫn nằm ở bài luận và phỏng vấn của bạn, bạn thể hiện mục tiêu dự định tốt đến đâu. Còn về hoạt động ngoại khóa thì mình nghĩ còn phụ thuộc vào trường và ngành bạn học nữa. Hãy đưa những thành tích mà phụ hợp và liên quan tới ngành bạn học, và tham gia hoạt động mà sẽ giúp phát triển bạn sau này!

  1. Nên đi 1 năm hay 1 kì?

Quyết định là phụ thuộc ở bạn! Thời gian ngắn hay dài, nhưng nếu cố gắng mình vẫn có thể đạt được nhiều thứ và lớn lên. Tuy nhiên, đi 1 năm thường khó hơn một chút, nếu có nhiều bạn apply, và thường các thầy cô sẽ khuyên bạn đi 1 kì như trường hợp mình chia sẻ ở trên. Ngoài ra, còn 1 vấn đề quan trọng hơn đó chính là số lượng tín học, liệu bạn có đảm bảo sau khi bạn đi 1 năm, bạn vẫn sẽ đủ tín major để tốt nghiệp không? Hãy cân nhắc kĩ lưỡng! Dù vậy, theo như mình biết thì nếu bạn chọn đi 1 năm, bạn đỗ nhưng về sau bạn chuyển sang 1 kì thì vẫn được. Các bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn thông tin này.

  1. Study Abroad Fair có giúp ích trong việc chọn trường không?

Có và không. Study Abroad Fair toàn là do học sinh APU đã đi exchange hoặc học sinh exchange đến nên họ sẽ PR chủ yếu về ngành học nói chung và phong cách sống ở từng trường. Rất tốt nếu các bạn đến để trò chuyện và giao lưu cũng như biết thêm về những thông tin mà chỉ học sinh học ở đó rồi mới biết. Nhưng thông tin chính xác về ngành học, khóa học, về trường thì vẫn phải tự mày mò trên web trường thôi.

  1. Nên sắp xếp thứ tự trường như thế nào cho hợp lí?

Việc sắp xếp trường exchange cũng giống như việc bạn đăng ký thi vào cấp 3 vậy, bạn sắp xếp trường từ trường bạn muốn vào nhất xuống tới ít muốn vào nhất. Trường sẽ xét bạn từ trường nguyện vọng đầu tiên, nếu bạn không đạt yêu cầu thì trường sẽ xét tiếp bạn đến nguyện vọng thứ 2. Điều này dẫn đến hệ quả, nếu trường nguyện vọng 2,3 của bạn mà vị trí đã đủ bởi những bạn chọn trường đó làm nguyện vọng 1 thì bạn không còn cơ hội nữa. Chính vì thế, hãy đặt trường bạn muốn vào nhất làm nguyện vọng 1, còn nguyện vọng 2,3 hãy để những trường ít “hot” hơn để nhỡ may bạn có trượt NV1 thì vẫn có thể xét được những NV sau.

  1. Có nên apply hết cả 5 NV để có 5 cơ hội không?

Không, vì rất tốn thời gian, công sức và cũng không đem lại hiệu quả cao. Tại sao? Thứ nhất, bạn phải viết đến tận 5 bài luận tại sao bạn chọn 5 trường đó, và chọn 10 khóa học cho mỗi trường (tổng cộng là 50 khóa). Ngoài ra, khả năng bạn được xét đến nguyện vọng 3-5 là rất thấp vì gần như các trường đó đã được các bạn NV1 lấp kín chỗ rồi. Lời khuyên của mình vẫn là nằm ở mục tiêu của các bạn, hãy chọn 1 trường mình tâm huyết nhất và dành hết sức lực vào nó, chọn thêm 2-3 (max) trường nữa để làm phương án dự phòng thôi. Đừng tham và hãy tập trung vào 1 thứ!

														`Kí tên: Claire Hoàng`

Comments